Tin Công Nghệ

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi biến tần p1

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi biến tần p1

Vậy biến tần thường có những lỗi nào và các cảnh báo nào có thể khắc phục chúng?. Thì bài viết này Nam Phương Việt sẽ chia sẻ đến quý khách hàng về các lỗi được lấy từ bảng lỗi của các loại biến tần phổ biến hiện nay. Để ví dụ và phân tích các lỗi biến tần năng lượng có thể xảy ra và đưa ra các phương pháp thích hợp để khắc phục.

Có nhiều loại biến tần các hãng khác nhau sản xuất với các dải công suất khác nhau. Nhưng mà nguyên lý hoạt động của chúng điều tương tự nhau sẽ có ích trong tất cả các trường hợp lỗi tương tự. Dưới đây là các lỗi ở biến tần thường gặp nhất được chúng tôi liệt kê chi tiết nhất ở đây:

  • KIỂU LỖI 1
  1. Lỗi IGBT pha-U
  2. Lỗi IGBT pha-V
  3. Lỗi IGBT pha-W

– Nguyên nhân lỗi

a. Vấn đề từ cấp nguồn biến tần báo lỗi OUT:

  • Mạch board công suất lỗi mạch kích
  • Từ board điều khiển bị lỗi.

b. Vấn đề khi biến tần chạy mới báo lỗi:

  • Module IGBT hỏng.
  • Cách nối đất không đúng cách.
  • Động cơ bị lỗi (rất hiếm).
  • Mất nguồn đột ngột khi biến tần đang chạy

– Giải pháp khắc phục

  1. Thực hiện kiểm tra IGBT.
  2. Xem lại phương thức nối đất đã đúng hay chưa.
  3. Kiểm tra cáp nối IGBT.
  • KIỂU LỖI 2
  1. Quá dòng khi tăng tốc
  2. Quá dòng khi giảm tốc
  3. Quá dòng khi đang chạy tốc độ hằng số

– Nguyên nhân lỗi

a. Vấn đề biến tần báo lỗi oc1 là chưa kết nối với motor

  • Module IGBT hỏng.
  • Pha ra chạm đất.
  • Biến tần lỗi từ mạch dòng rò.

b. Khi đã kết nối motor với biến tần

  • Công suất biến tần không phù hợp với công suất motor.
  • Thời gian tăng tốc quá ngắn hoặc thông số motor cài đặt chưa đúng
  • Qua trình và thời giản tải quá nặng.
  • Motor hỏng cách điện hoặc dây nối motor với biến tần bị chạm đất.
  • Biến tần lỗi từ mạch dòng rò.

– Giải pháp khắc phục

  • Kiểm tra các pha ngõ ra với đất
  • Kiểm tra giá trị dòng điện tại thời điểm xảy ra lỗi và so sánh giá trị dòng điện định mức thiết bị.

I. Nếu nhận được giá trị lớn hơn giá trị dòng định mức biến tần:

  1. Kiểm tra công suất biến tần xem có phù hợp không và kiểm tra tải có bị kẹt không. Thực hiện giảm tải rồi thử lại.
  2. Tăng thời gian tăng tốc cho phù hợp.
  3. Autotuning thông số motor, thực hiện thử chọn chế độ điều khiển Sensorless Vector cho biến tần đang bị lỗi.

II. Khi ghi nhận giá trị nhỏ hơn giá trị định mức của biến tần:

  1. Xem lại motor và dây dẫn.
  2. Lấy một biến tần khác cung công suất để kiêm trả lỗi không để loại trừ.
  • KIỂU LỖI 3
  1. Quá áp khi tăng tốc
  2. Quá áp khi giảm tốc
  3. Quá áp khi đang chạy tốc độ là hằng số

– Nguyên nhân lỗi
Khi điện áp DC BUS vượt ngưỡng: khi nó cao hơn 450V với cấp điện áp 220V và cao hơn 800V với cấp điện áp 380V.
a. Vấn đề xảy ra khi cấp nguồn

  1. Điện áp nguồn cấp quá cao.
  2. Biến tần hiển thị sai điện áp DC BUS, phần lớn do board công suất bị lỗi.

b. Trường hợp 2: xảy ra khi biến tần điều khiển các tải có quán tính lớn (ly tâm, cẩu trục, nâng hạ…)

  1. Thời gian thực hiện giảm tốc để quá ngắn.
  2. Động cơ bị tác động khác đẩy hoặc kéo.
  3. Có vấn đề từ động cơ
  4. Đường dây kết nối biến tần với động cơ quá dài.

– Giải pháp khắc phục

  1. Thực hiện kéo dài thời gian giảm tốc phù hợp.
  2. Thực hiện Share DC BUS với biến tần khác.
  3. Sử dụng điện trở xả (kèm DBU nếu biến tần có công suất lớn)
  4. Tìm thay thế động cơ phù hợp với hệ số
  5. Gắn cuộn kháng cho mỗi 50 mét, cho hết chiều dài đường dây
Tags
Xem Nhiều Hơn

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close