Tin Công Nghệ

Khái niệm, cấu tạo, phân loại đèn báo pha tủ điện công nghiệp

Khái niệm, cấu tạo, phân loại đèn báo pha tủ điện công nghiệp

Story Highlights

  • Knowledge is power
  • The Future Of Possible
  • Hibs and Ross County fans on final
  • Tip of the day: That man again
  • Hibs and Ross County fans on final
  • Spieth in danger of missing cut
Đèn báo pha tụ điện trong công nghiệp
Đèn báo pha tụ điện là một loại đèn có thiết kế dạng led và theo tiêu chuẩn Châu Âu. Tuy nhiên người sử dụng cần biết phân biệt các loại đèn báo pha, các thông số vật lý quan trọng trước khi có các nhu cầu làm tụ điện.

2. Khái niệm đèn báo pha tụ điện
Đèn báo pha là một loại đèn có 3 màu đặc trưng đỏ, vàng và xanh để báo cho nguồn khi có điện được đưa vào các hệ thống máy móc, thiết bị. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà đèn báo pha được chia ra làm nhiều loại khác nhau dựa vào: Hiệu điện thế, loại có bóng hoặc dây tóc. Hiểu được ứng dụng của đèn báo pha giúp thiết bị này được sử dụng có hiệu quả hơn.

3. Phân loại đèn báo pha

  • Dựa vào hiệu điện thế, đèn báo pha được chia thành các loại từ 24V đến 380V. Dựa vào cấu trúc đèn chia thành đèn báo pha có dây tóc hoặc đèn báo pha không có dây tóc.
  • Thông thường trong sử dụng thực tế, các loại đèn báo pha thường được dùng với phi 22, điện áp 220 vac/vdc, hoặc 24vdc. Các sản  phẩm đèn báo pha đa số sử dụng trong công nghiệp nên luôn có độ bền và độ chính xác cao.
  • Đèn báo pha công nghiệp được thiết kế cho lỗ tủ bao gồm các loại phi 22mm và phi 25mm. Các loại đèn này luôn cần vòng chuyển và gồm nhiều màu như: Xanh lá, xanh dương, màu đỏ, màu vàng và màu trắng.
  • Khi so sánh về chất lượng giữa đèn led và đèn có dây tóc người ta nhận thấy: Đèn led thường có màu sắc tươi và tuổi thọ cao hơn. Đèn led thường có sẵn với một số loại điện áp thông dụng.

4. Thông số kĩ thuật đèn báo pha
Để tìm hiểu rõ hơn đèn báo pha, chúng ta đi nghiên cứu thông số kĩ thuật của đèn báo tủ điện phi22:

  1. Điện áp: 220VAC/220VDC hoặc đèn có nguồn cấp 24VDC, 24VAC, 110VDC, 110VAC
  2. Dòng tiêu thụ: Nhỏ hơn 20mA.
  3. Tuổi thọ: Trên 100.000 giờ sáng liên tục.
  4. Nhiệt độ hoạt động: -25~70 độ C.
  5. Tiêu chuẩn kín nước: IP65 chống nước và chống bụi.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà đèn báo pha có nguồn cung cấp là  24VDC, 24VAC, 110VDC, 110VAC

Đường kính tiêu chuẩn của đèn báo pha là D22 hoặc D25. Dùng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, nên đèn báo pha cần phải có chất lượng cao theo một tiêu chuẩn quốc tế. Thường được nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: EATON, SHNEIDER, IDEC, SIEMENS…vv

5. Đặc tính chung của đèn báo

  1. Thành phần: thân đèn, bóng Led, vòng chuyển phi 22-25, ron đen, lens, ron trắng.
  2. Đèn được sử dụng bên trong là đèn Led, tiết kiệm điện năng hơn, ít tỏa nhiệt, sáng liên tục được 100.000h
  3. Phần thân đèn được thiết kế phù hợp với lỗ tủ từ 22 đến 25mm. Bên trong có miếng ron đen (sau mặt tủ) để chống nước.
  4. Màu: đỏ, xanh lá , xanh dương, vàng, trắng, trắng trong, cam
  5. Điện áp: 24VAC, 24VDC, 110VAC, 110VDC, 220VDC, 220VAC.
  6. Dòng tiêu thụ: Nhỏ hơn 18mA.
  7. Nhiệt độ hoạt động: 25~70 độ C.
  8. Tiêu chuẩn kín nước: Sau khi lắp vào tủ, phần phía trên mặt tủ có IP 65, chống được tia nước bắn vào, và phần phía sau mặt tủ có IP20. Có thể lắt đặt cho tủ ngoài trời.

6. Phân loại
Đèn báo pha có loại có biến thế hoặc không có biến thế, bằng kim loại hoặc nhựa. Trong đó đèn báo pha không biến thế, chất liệu nhựa là phổ biến hơn cả. Ở phạm vi bài viết này mình sẽ phân tích về đèn báo pha nhựa, không biến thế. Sự khác nhau của hai dòng sản phẩm đèn báo pha nhựa, không biến thế nằm ở phần lens và bóng LED bên trong:

  • Dòng standar:
  1. Phần lens to, có vân trên mặt và cạnh bên. Cảm giác dày dặn, chắc tay. Phần vân giúp ánh  sáng lan tỏa rộng và ít chói hơn.
  2. LED  bên trong là bóng BA9S, có thể thay thế
  3. Dưới len là một ron cao su trắng nhỏ. Giúp độ kín nước trên mặt tủ đạt IP65.
  4. Trên thân sản phẩm có kí hiệu điện áp, sơ đồ đấu dây. Nên xem qua trước khi lắp đặt để tránh bị cháy đèn.
  • Dòng economy:
  1. Phần lens nhỏ, trơn ở tất cả các mặt phát sáng. Cảm giác mỏng, nhỏ hơn. Đế lens có một ít vân tăng độ bám cho tay khi lắp đặt
  2. LED bên trong cố định, không thay thế được
  3. Bên trong sẽ có 1 miếng tán quang để ánh sáng chiếu góc rộng hơn và không bị chói. Thiết kế này giúp giá thành sản phẩm rẻ hơn dòng standar.
  4. Dưới len là một ron cao su trắng nhỏ. Giúp độ kín nước trên mặt tủ đạt IP65.
  5. Trên thân sản phẩm có kí hiệu điện áp, sơ đồ đấu dây. Nên xem qua trước khi lắp đặt để tránh bị cháy đèn.

7. Chi tiết cách lắp đặt đèn báo pha loại đèn led
Dưới đây là qui trình lắp đặt đèn báo pha loại đèn led, qui trình này dùng chung cho các bước lắp đặt đèn chiếu sáng thông thường. Do đó, nếu bạn cần tư vấn về cách lắp đặt vui lòng liên hệ trực tiếp với Nam Phương Việt.

Lưu ý khi lắp: Khi lắp đặt đèn báo pha led cho tụ điện cần lưu ý đến độ bền, khả năng chịu lực cơ học, khả năng chống nước, chống oxi hóa.

8. Cấu tạo đèn báo pha tụ điện dạng LED
Cấu tạo của đèn pha Led bao gồm: chip LED, gương phản xạ, kính cường lực, dây nguồn, chốt vít, khung, bộ tản nhiệt, thanh gắn, bộ tản nhiệt, khung, chốt vít. Với mỗi chức năng từng bộ phận được nêu dưới đây:

  • Chốt vít: Có chất liệu là inox giúp cố định mặt trước của đèn với khung đèn
  • Khung mặt trước: Có chất liệu là nhôm được sơn phủ tĩnh điện để chống han gỉ từ các tác động bên ngoài.
  • Bộ tản nhiệt: Đèn pha led dùng trong tụ điện có công suất cao nên cần phải được làm mát thường xuyên. Do đó bộ tản nhiệt của đèn pha tụ điện thường có kích thước rất lớn. Bộ tản nhiệt được cấu tạo bởi hai thanh nhôm ghép song song có khả năng tản nhiệt cao và ít bị oxi hóa bởi môi trường.
  • Thanh gắn: gắn cố định đèn vào các bề mặt tụ điện khi thực hiện quá trình lắp.
  • Nguồn sáng: Đèn led tụ điện có nguồn sáng là chip COB, có khả năng phát sáng cực mạnh.
  • Gương phản xạ: Đây là một bộ phận giúp đèn led tập trung ánh sáng, tận dụng tối đa quang thông và có thể điều chỉnh ánh sáng theo hướng phù hợp.
  • Kính cường lực: Chức năng chính của kính cường lực là khuyếch tán ánh sáng và bảo vệ các bộ phận bên trong bởi các yếu tố bên ngoài. Chất lượng của kính cường lực chủ yếu là Mica hoặc PMMA ( Poly (methyl methacrylate), cũng có các tên gọi khác như thủy tinh hữu cơ, nhựa acrylic hoặc thủy tinh acrylic. Tên thương mại Plexiglas, Acrylite, Lucite và Perspex)
  • Các lớp keo dán: Keo dán được sử dụng trong đèn báo pha led thường là keo tản nhiệt, gioăng cao su, keo silicon chống nước cực kì hiệu quả.
  • Dây dẫn: Giúp kết nối với dòng điện tạo thành một hệ mạch kín.

9. Kiểm tra trước khi tiến hành lắp
Trước khi lắp đèn LED vào hệ thống cần lưu ý như sau:

  1. Kiểm tra chất lượng đèn  thật cẩn thận
  2. Đảm bảo nguồn điện đã được ngắt (vô hiệu hóa) trước khi thực hiện lắp
  3. Hạn chế sử dụng đèn trong môi trường ăn mòn cao, việc này cần phải được khảo sát để tìm ra vị trí lắp trước khi lắp
  4. Nếu trong quá trình lắp có hiện tượng bất bình thường cần thực hiện theo các hướng dẫn an toàn: tắt nguồn điện, ngừng sử dụng và kiểm tra
  5. Cần phải đọc kĩ điện áp ghi trên đèn để quá trình sử dụng được diễn ra một cách bình thường. Tránh sử dụng đèn có các điện áp không phù hợp. Điều này cực kì quan trọng trong quá trình lựa chọn đèn phù hợp với tụ điện cần lắp.
  6. Cần phải đọc hướng dẫn sử dụng thật kĩ lưỡng trước khi tiến hành quá trình lắp đặt hệ thống đèn LED.

10. Quá trình lắp đèn LED vào tụ điện cơ bản

  1. Khoan lỗ gắn vít lên bề mặt cần lắp đặt. Cần phải lưu ý khoảng cách hai lỗ gắn trên đèn LED
  2. Đặt khung đã chuẩn bị vào hai lỗ khoan và bắn vít vào giúp cố định
  3. Điều chỉnh hướng ánh sáng đèn LED theo nhu cầu sử dụng. Sau đó cố định bằng ốc để cố định hướng ánh sáng của đèn
  4. Thực hiện quá trình đấu nối dây điện vào nguồn điện. Tạo một hệ  thống mạch kín.

11. Khắc phục sự cố sau khi lắp
Nếu đèn  pha LED gắn vào tụ điện không hoạt động được hoặc có lỗi bất thường cần phải tìm  hiểu ra nguyên nhân của sự cố bằng các cách  dưới đây:

  1. Ngắt điện và kiểm tra xem nguồn điện có được kết nối với đèn LED hay chưa (thường là do quá trình đấu dây có vấn đề). Nếu cách 1 kiểm tra không có lỗi gì chúng ta chuyển sang:
  2. Kiểm tra điện áp trên mạch (công việc này khá khó nên cần có sự giúp đỡ của chuyên gia). Tuy nhiên phải đảm bảo nguồn điện vào đèn LED đã được kết nối thành công.

12. Bảo trì định dưỡng đèn báo pha Tụ Điện  (LED)

  • Làm sạch đèn theo chu kì mỗi năm một lần: Giúp độ chiếu sáng cuả đèn tốt hơn
  • Trước quá trình bảo trì, cần phải đảm bảo tuyệt đối nguồn điện đã được ngắt (một trong những nguyên tắc quan trọng trong hành nghề điện lực)
  • Trong quá trình làm sạch đèn, tránh sử dụng các  chất có nguồn gốc là dung môi hóa học, các chất này có thể làm hỏng đèn hoặc hỏng bề mặt chiếu sáng của đèn.
  • Cần phải chọn mua loại đèn tại các địa điểm chất lượng. Sau quá trình lắp đặt thành công, nếu bất kì chi tiết, linh kiện gì trên đèn hỏng hóc. Bạn chỉ nên chọn một nhà cung cấp uy tín duy nhất, giúp việc thay thế các linh kiện sau này có hiệu quả đáng kể. Không có hiện tượng lỗi chồng, lỗi chắp vá hết chi tiết này đến chi tiết khác.
  • Hiểu được công dụng và tính năng của đèn báo pha tụ điện sẽ giúp cho quá trình sử dụng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên cần phải lưu ý quá trình lắp cũng như quá trình bảo dưỡng giúp việc sử dụng an toàn hơn, chính xác và tiện lợi. Ngày nay, đèn báo pha tụ điện dạng đèn LED luôn được sử dụng nhiều hơn bởi độ chính xác cũng như độ bền của loại đèn này.
Tags
Xem Nhiều Hơn

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close